Mẹo sửa lỗi Mazda 3 AN bị lỗi Check Engine

Một khách hàng sử dụng Mazda 3 đã tìm ra nguyên nhân và đề xuất sử dụng mẹo Bẫy bắt dầu để sửa lỗi đèn báo lỗi cho xe.

Anh Huyên Thọ - một khách hàng đang sử dụng Mazda 3 All New - cho rằng nguyên nhân của hiện tượng báo đèn "Check Engine" trên Mazda 3 AN chính là do dầu lọt vào cổ hút động cơ theo quy trình của khí hồi lưu. Và anh đã thử hiến kế khắc phục lỗi này cho những người anh em trong nhóm sử dụng xe Mazda 3 AN 1.5L.

Không đồng ý với giải pháp tình thế của Thaco Trường Hải nhằm đối phó với tình trạng nổi đèn check engine trên xe Mazda3 all new là thêm chất phụ gia và vệ sinh kim phun, một khách hàng Mazda 3 là anh Huyên Thọ đã đưa ra giải pháp của riêng mình.

Sau khi kiểm tra kim phun bị bẩn của Mazda 3 AN ở bản động cơ 1.5L thì anh Huyên Thọ cho rằng vấn đề của dòng xe này không phải bắt nguồn từ lý do nhiên liệu không phù hợp mà nguyên nhân chính rất có thể là từ dầu. Anh Huyên Thọ đã chỉ ra rằng: "Khi tháo máy để vệ sinh kim phun cho những chiếc xe Mazda 3 AN máy 1.5L sẽ thấy cụm hút gió có rất nhiều dầu đọng lại; bên cạnh đó kim phun, bugi khi tháo ra đều có nhiều cặn muội đen do dầu cháy không hết; chân bugi, mép bugi khi tháo vết dầu ướt."



Cụm hút gió khi được tháo ra.

Cũng theo lời anh Huyên Thọ, trên các loại động cơ ngày này thì để đảm bảo sự thân thiện với môi trường, các hãng đều trang bị bộ thông áp để dẫn khí hồi lưu để đưa luồng khí thoát ra từ ống xả về cụm cổ hút của động cơ. Tại đây, hỗn hợp khí sẽ được trộn lẫn với khí nạp và được động cơ sử dụng trong chu trình cháy tiếp theo. Điều này giúp giảm khí thải và tận dụng được nhiên liệu thừa.

Bằng mặt thường có thể thấy vệt dầu loang trên cụm hút gió.

Để thông áp từ khoang các-te ra khoang hút gió, xe sử dụng hệ thống PVC gồm 3 bộ phận: bộ tách dầu (oil seperator), van PVC, và ống thông áp PVC hose. Khí hồi lưu khi ra khỏi các-te sẽ cuốn theo dầu máy, khi đó bộ tách dầu sẽ làm nhiệm vụ tách lượng dầu bị cuốn theo và cho hồi về các-te nhằm tránh hao phí dầu bôi trơn và làm sạch không khí. Thế nhưng có vẻ như ở Mazda 3 AN 1.5L, bộ tách dầu đã không hoạt động được như yêu cầu nên đã làm lọt dầu qua và ngưng đọng tại cụm hút gió, sau đó có thể bị cuốn vào buồng đốt và làm bẩn kim phun. Điều này có thể giải thích vì sao Mazda 3 AN 1.5L hiện đèn báo "Check Engine" với lỗi P0717 - System fuel too lean.

Kim phun bám đầy muội than.



Anh Huyền Thọ cũng đã phân tích rằng nếu van PCV bị hỏng, hở thì cũng có thể dẫn tới hiện tượng này nhưng nếu van PCV hỏng/hở thì ngoài dầu nhớt bị cuốn theo sẽ còn có thêm các biểu hiện khác như máy rung giật, tốc độ cầm chừng cao, chết máy.... Ngoài ra nếu van PCV hỏng thì đèn báo CE sẽ phải luôn hiện cho tới khi van hỏng được thay thế.

Và khi đưa ra giải pháp khắc phục bằng việc bổ xung thêm "Bẫy bắt dầu" - Oil Catch Can - anh Huyên Thọ thấy rằng xe hoạt động ổn định, bugi ko còn cặn bẩn như trước đó. Việc bẩn kim phun do xăng trong quá trình xe hoạt động sẽ vẫn xảy ra tương tự như trên các loại xe khác với quãng đường dài hơn và mốc thời gian lâu hơn (khoảng trên dưới 2 vạn km chứ không phải vài ngàn km như hiện nay trên Mazda 3 AN 1.5L), Và xử lý cũng đơn giản hơn với việc sử dụng dung dịch tẩy cặn bẩn , không cần tháo kim phun làm vệ sinh.


Oil Catch Can - Bẫy bắt dầu - có giá khoảng hơn 1 triệu đồng.


Bên phải là bu-gi xe Mazda 3 AN 1.5L khi chưa lắp Oil Catch Can với nhiều muội than bám.

Bên trái là bu-gi xe Mazda 3 AN 1.5L sau khi được lắp Oil Catch Can - Có thể dễ dàng thấy ít muội than bám hơn.

Để chứng minh cho nhận định của mình, anh Huyên Thọ đã tự chế tạo một chiếc "bẫy bắt dầu" cho chiếc xe Mazda 3 AN 1.5L của mình và đã mang lại kết quả hiệu quả đáng kính ngạc khi đi hơn 2.300km xe của anh vẫn không hề hiện đèn báo"Check Engine". Bên cạnh đó, dựa vào "bẫy bắt dầu" mà anh có thể xác định được lượng dầu đọng lại trong cụm hút gió sẽ rơi vào khoảng 50ml dầu/5.000km. Dựa trên kinh nghiệm của anh Huyên Thọ, nhiều người bạn đang sử dụng Mazda 3 AN 1.5L cũng đã thử áp dụng phương pháp này và bước đầu mang lại những kết quả khá khả quan.
Theo Autopro

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

EmoticonEmoticon

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.