Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Đối phó Sài Gòn ngập nước với kinh nghiệm lái xe đơn giản

"Sài Gòn nước ngập ngang yên" là câu ca thán dở khóc dở cười trong hoàn cảnh hiện nay. Vài kinh nghiệm lái xe đơn giản sau có thể giúp bạn "vượt qua nỗi đau".

Ngoài việc luôn có sẵn địa chỉ cứu hộ tin cậy, bạn cũng không nên bỏ qua những phương án mua bảo hiểm cho hiện tượng thủy kích - một khoản đầu tư không quá lớn nhưng cực kỳ hữu dụng khi có tình huống xấu xảy ra.

Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn tự tin khi lái xe qua vùng ngập lụt:

Khi đi qua vũng nước ngập

Đối phó Sài Gòn ngập nước với kinh nghiệm lái xe đơn giản
Kinh nghiệm lái xe qua vùng ngập nước

- Xác định độ sâu của vùng bị ngập nước an toàn (không vượt quá tâm bánh xe), có thể xác định nhờ xe đi trước.

- Tắt tất cả các phụ tải không cần thiết: điều hòa, hệ thống giải trí trên xe để giảm tải cho động cơ

- Đi số thấp ( số 1 hoặc số 2 ) và đi đều ga, tránh tăng ga lấy đà lao qua vũng nước

- Duy trì khoảng cách an toàn với xe chạy trước

- Lựa chọn tốc độ phù hợp đặc biệt khi có xe đi ngược chiều tránh việc cả hai xe bị nước tạt lên cao quá nắp khoang động cơ. Điều này rất nguy hiểm vì nước dễ vào trong bầu lọc gió.

Khi đỗ xe mà nước lên cao gây ngập xe

- Cần xác định điểm ngập nước cao nhất với xe nếu nước ngập chưa quá tâm bánh xe thì có thể xem xét và vận hành xe bình thường. Kể cả khi nước đã rút rồi, vẫn cần cẩn trọng xem xét nước đã ngập đến đâu để xác định độ ảnh hưởng với xe.

- Nếu nước ngập quá tâm bánh xe, thậm chí ngập cả sàn xe hoặc tràn vào khoang xe, cần gọi ngay cứu hộ để kiểm tra. Bạn sẽ phải lựa chọn việc tốn tiền cho xe cứu hộ (ít) so với chi phí việc xe bị thủy kích (thường là hơn nhiều lần).

- Tuyệt đối không được khởi động xe. Nếu khởi động lại sẽ có thể làm cong tay biên, hoặc nặng hơn là gãy tay biên, vỡ lốc máy do hiện tượng “Thủy kích”.

- Khi chờ cứu hộ, nên chủ động tháo dây ắc-quy để tắt toàn bộ hệ thống điện của xe, tránh các hư tổn khi bị ngập nước, đẩy xe đến vị trí khô ráo.

- Cần nói rõ điểm ngập nước cao nhất cho nhân viên kỹ thuật của đại lý để họ có thể xác định đúng mức độ ảnh hưởng với xe và có các biện pháp kiểm tra và vệ sinh các hệ thống hợp lý.

Đối phó Sài Gòn ngập nước với kinh nghiệm lái xe đơn giản
Cẩn thận khi nước ngập quá tâm bánh xe

Khi xe bị chết máy trong khu vực ngập nước

- Tuyệt đối không được khởi động lại.

- Nếu có thể bạn hãy đẩy xe của bạn đến vị trí không bị ngập và gọi cứu hộ
Đối phó Sài Gòn ngập nước với kinh nghiệm lái xe đơn giản
Gọi cứu hộ hỗ trợ

Chú ý khi kéo xe về garage

- Đối với xe số tự động, chuyển tay số về vị trí N, bỏ phanh tay.

- Đối với xe bốn bánh chủ động toàn thời gian, hay có hệ thống tự động chống trượt, hệ thống tự động cài cầu, thì chỉ nên chuyên chở bằng xe có bàn nâng (4 bánh không quay).

- Việc nâng bánh phía trước chỉ áp dụng đối với xe dẫn động cầu trước, nâng bánh phía sau đối với xe chỉ dẫn động cầu sau.

Với những kinh nghiệm lái xe trên mong bạn bình an trên mọi nẻo đường!!1

Kinh nghiệm mua xe hơi mini cho gia đình

Bạn đang có ý định mua xe hơi mini cho gia đình? Bạn đang tìm kiếm chiếc xe nhỏ gọn, giá thành thấp và tiết kiệm nhiên liệu?

Trong những năm gần đây, phân khúc xe hơi cỡ nhỏ được xem là một trong những phân khúc xe ô tô khá được ưa chuộng tại Việt Nam vì tính tiện lợi của nó. Vì thế, kích cỡ và kiểu dáng của dòng xe này cũng đang được các nhà sản xuất cải thiện đáng kể để trông đẹp hơn, tiện dụng hơn và chất lượng tốt hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu mua đi lại ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Kinh nghiệm mua xe hơi mini cho gia đình
Nên mua xe hơi nào trong phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ?

Có thể tạm chia phân khúc xe hơi gia đình cỡ nhỏ thành 2 dòng: Mini-hatchback và hatchback cỡ nhỏ.

Mô tả một cách khái quát nhất thì dòng xe mini còn được gọi là city car, sử dụng động cơ dung tích từ dưới 1L đến 1.2L, chiều dài dưới 3600 mm.

Còn dòng xe Hatchback thường là các biến thể phát triển cùng mẫu với sedan cỡ nhỏ, có cùng một nền tảng kỹ thuật từ khung sườn, động cơ, hộp số, hệ dẫn động, hệ thống treo… nhưng thân xe ngắn hơn và có thêm cửa thứ 5 ở sau xe đóng vai trò là cửa hành lý.

Ưu điểm:
  • Giá thành rẻ cho một chiếc xe hoàn toàn mới, thậm chí là xe nhập khẩu.
  • Chi phí sử dụng thấp, dễ dàng thay thế phụ tùng với giá khá “mềm”, tiết kiệm nhiên liệu.
  • Ít hỏng vặt, dễ điều khiển, thân xe nhỏ gọn thích hợp chạy trong đô thị đông đúc cũng như dễ tìm được chỗ đỗ hoặc gửi xe.
  • Không gian hành lý nhỏ được giải quyết bằng cách gập hàng ghế sau lại để tạo một khoang hành lý lớn hơn.
Hạn chế:
  • Về đẳng cấp và ngoại hình.
  • Khả năng vận hành yếu vì động cơ nhỏ, công suất thấp.
  • Không gian hành lý rất nhỏ nếu chở đủ người trên xe
  • Khả năng chịu va chạm kém, tính an toàn không cao.
  • Không phù hợp cho những quãng đường dài.
  • Sẽ rất mất giá khi bán lại.
Ở thị trường Việt Nam, phân khúc xe hơi nhỏ gọn có giá tầm trung bao gồm nhiều mẫu xe được lắp ráp trong nước và một số mẫu được nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước Thái Lan, Nhật bản, Trung Đông… Chỉ cần chuẩn bị ngân sách từ 400 – 700 triệu là bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn khác nhau từ màu sắc, kiểu dáng cho đến thương hiệu, mua xe ô tô mới hay mua xe ô tô cũ… Dưới đây là những lưu ý bạn nên tham khảo thêm trước khi chọn mua một chiếc xe gia đình thuộc phân khúc này:

1. Đừng nên vì giá tiền rẻ mà vội quyết định mua một chiếc xe hơi nhỏ.

Hãy bàn bạc và đi xem xe cùng với gia đình, ngồi thử lên xe để xác định xem không gian như thế có phù hợp với tất cả mọi người hay không. Trên thực tế có nhiều mẫu xe ngoại hình lớn nhưng không gian bên trong lại chật chội, vị trí nơi để chân không đủ thoải mái, khoảng không trên đầu không đủ thoáng…

Kinh nghiệm mua xe hơi mini cho gia đình
Đừng vì giá rẻ mà quyết định mua xe hơi một cách vội vàng.

2. Chọn kích cỡ xe phù hợp với nhu cầu sử dụng

Kích cỡ xe càng nhỏ thì độ linh hoạt và khả năng tiết kiệm nhiên liệu càng cao nhưng lại tỉ lệ nghịch về độ thoải mải. Nếu bạn có một gia đình nhỏ (2 người lớn + 1 trẻ em) và nhu cầu chủ yếu là di chuyển trong thành thị thì những chiếc ô tô nhỏ gọn như Toyota AYGO sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất. Còn nếu gia đình bạn có đông người hơn và thường lên kế hoạch cho những chuyến du lịch thì lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy chọn một chiếc xe ô tô MPV 7 chỗ đủ lớn để đảm bảo sự thoải mái trong cuộc hành trình dài.

3. Chọn kiểu dáng

Hatchback 5 cửa nhìn chung là hài hòa do thiết kế loại bỏ cốp sau nên chiều dài tổng thể thu gọn lại. Thế nhưng dù những chiếc xe ô tô gia đình này có kiểu dáng thể thao hay nhìn cân đối thế nào đi nữa thì nó cũng không sang trọng và phù hợp với các cuộc gặp gỡ đối tác bằng một chiếc sedan truyền thống.

Dưới đây là một số mẫu xe ô tô nhỏ đang được quan tâm nhất hiện nay, có mức giá phù hợp với đại đa số người tiêu dùng (xe mới, giá tham khảo trước thuế):

a. Dòng mini-hatchback:

– Các phiên bản Kia Morning 2014 có giá bán từ 349 – 409 triệu

– Chevrolet Spark Zest: 392 triệu đồng

– Kia Picanto S AT 2014: 412 triệu

– Hyundai Grand i10 1.2L A/T nhập khẩu: 457 triệu

Kinh nghiệm mua xe hơi mini cho gia đình
Hyundai Grand i10 khá phổ biến trong phân khúc mini-hatchback.

b. Dòng xe hatchback cỡ nhỏ:

– Mitsubishi Mirage 1.2 MT: 440 triệu, 1.2 CVT: 510 triệu

– Hyundai i20 1.4 AT: 555 triệu

– Hyundai Accent Hatchback 1.4 AT: 569 triệu

– Kia Rio 1.4 AT: 594 triệu

– Mazda 2S 1.5 AT: 597 triệu

– Suzuki Swift 1.4 AT: 599 triệu

– Honda Fit 1.5 AT 2013 nhập khẩu: khoảng 600 triệu

– Ford Fiesta Hatchback: 1.0 SPORT+: 659 triệu , 1.5L TRENT: 579 triệu, 1.5L TITANIUM: 612 triệu

– Toyota Yaris: 1.3 E: 620 triệu, 1.3G: 669 triệu đồng

Kinh nghiệm mua xe hơi mini cho gia đình
Xe Ford Fiesta Hatchback 2014.

Trong trường hợp ngân sách dự trù chỉ cho phép bạn sở hữu một chiếc xe ô tô gia đình cỡ nhỏ đã qua sử dụng với chi phí hợp lý, thì ngoài việc tìm mua xe hơi cũ tại các cửa hàng có uy tín, bạn nên tham khảo thêm trên các tạp chí về xe cộ, các trang mua bán xe online đáng tin cậy.

Mua xe hơi cũ hay mới???

Nếu bạn đang đắn đo suy nghĩ vấn đề nên mua xe hơi cũ hay mới thì bài viết này là thứ mà bạn thực sự đang tìm kiếm.

Ở Việt Nam, việc sử dụng ô tô để làm phương tiện đi lại hàng ngày là khá tốn kém so với thu nhập của đa số người dân. Vì vậy vấn đề nên mua xe hơi cũ hay mới thường được cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài các yếu tố có thể tác động đến quyết định mua xe như mục đích mua xe, khả năng tài chính, chi phí vận hành và bảo dưỡng, những tác động bên ngoài tới xe như va quẹt nhiều, nơi đậu xe, nhu cầu sử dụng nhiều hay ít, những hiểu biết về xe… thì việc mua một chiếc xe mới hoàn toàn hay xe đã qua sử dụng đều có những lợi thế và nhược điểm riêng. Sau đây là một số thông tin có thể giúp bạn đưa ra một sự lựa chọn sáng suốt:

Mua xe hơi cũ hay mới???
Nên mua xe hơi cũ hay mới cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

1. Mua xe hơi mới

A. Ưu điểm
  • Người mua hoàn toàn an tâm về nguồn gốc xuất xứ, tạo cảm giác tự tin khi sở hữu xe hoàn toàn mới và không cần phải mất thời gian để kiểm tra lại thông tin liên quan đến các bộ phận bên trong xe cũng như không cần phải bận tâm đến “quá khứ” của chiếc xe như các vụ tai nạn, các vết xước khi đâm đụng, va quệt…
  • Xe mới sẽ được hưởng trọn các chính sách bảo hành và bảo hiểm, được tư vấn, hỗ trợ tận tình từ bên hãng.
  • Động cơ xe mới giúp tiết kiệm nhiên liệu, tự do lựa chọn màu sắc, an tâm sử dụng trong thời gian dài.
  • Người mua sẽ tiết kiệm được các loại chi phí như chi phí bảo dưỡng (vì xe mới được bảo hành tới 3 năm hoặc 100.000km), chi phí thay thế các linh kiện khi bị hỏng hóc như phanh, lốp, ắc quy, dầu nhớt… ngoại trừ các trường hợp gặp sự cố như tai nạn cần phải sửa chữa.
  • Xe mới có thể được hãng đổi xe khác nếu chủ xe chứng minh được với cơ quan pháp luật xe bị trục trặc hoặc hỏng hóc do lỗi của nhà sản xuất.
Mua xe hơi cũ hay mới???
Sở hữu một chiếc xe hoàn toàn mới giúp mang lại cho người mua cảm giác an tâm hơn.

B. Khuyết điểm
  • Các chi phí liên quan để mua xe oto mới sẽ cao hơn như: phí trước bạ, biển số, bảo hiểm, thuế GTGT, nâng cấp xe…
  • Chi phí mua xe cao.
  • Xe vừa mới mua thì đã mất giá từ 2-10% và thời gian sử dụng càng dài thì tỷ lệ mất giá càng lớn.
Mua xe hơi cũ hay mới???
Chi phí mua xe mới là điều làm nhiều người phải cân nhắc.

2. Mua xe hơi cũ

Với những ưu nhược điểm của việc sở hữu một chiếc xe hoàn toàn mới như trên, vậy có nên mua xe ô tô cũ? Sau đây là ưu nhược điểm khi sở hữu xe dạng này:

A. Ưu điểm
  • Mua xe oto cũ vừa chi với số tiền ít hơn, vừa có cơ hội được sở hữu một chiếc có kiểu dáng đẹp, nội thất sang trọng và mang thương hiệu cao cấp hơn so với mua một chiếc xe mới. Hơn nữa, đối với những người có kinh nghiệm, nếu chọn cẩn thận có thể tìm được một chiếc xe cũ có chất lượng tốt với mức giá “hời” so với một chiếc xe mới hoàn toàn.
  • Chi phí đăng ký, đăng kiểm xe cũ sẽ ít hơn, chi phí sang trên trước bạ rất nhỏ (2%) và còn được thỏa sức mặc cả với chủ xe. Người mua xe còn có cơ hội thừa hưởng nhiều trang thiết bị bổ sung cho xe từ chủ xe cũ mà không phải tốn bất cứ đồng nào.
  • Nếu xe chạy có va quẹt thì cũng đỡ “sót” vì bị trầy xước hơn.
  • Có thể bán lại một chiếc xe cũ sau vài năm sử dụng mà không sợ mất giá nhiều như khi bán xe mới để nâng đời xe.
B. Khuyết điểm
  • Phải mất khá nhiều thời gian để xác định chính xác thông tin về xe chính hãng, “quá khứ” chiếc xe, phụ tùng, linh kiện….để quyết định có nên mua xe ô tô cũ hay không. Tốt nhất là nên mua xe từ những người quen và tham khảo thông tin từ những người có kinh nghiệm, thông tin trên internet, các trang web mua bán ô tô cũ…
Mua xe hơi cũ hay mới???
Người mua xe ô tô cũ phải tốn khá nhiều thời gian để xác minh thông tin xe.
  • Tốn nhiều chi phí bảo trì hoặc sửa chữa vì xe cũ thường đã hết hạn bảo hành hoặc còn thời hạn rất ít. Xe cũ vận hành sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn, thường xuyên thay dầu và tìm mua linh kiện thay thế sẽ khó hơn nếu xe đời cũ, không còn thông dụng trên thị trường. Các trang web chuyên mua bán phụ kiện xe ô tô cũng là một nguồn tham khảo tốt nếu bạn có nhu cầu thay mới linh kiện của chiếc xe cũ.
  • Xe cũ không được trả góp, không có nguồn hỗ trợ vốn khi có nhu cầu mua.
  • Người mua cần lưu ý kỹ về thời gian sử dụng xe để tránh bị hớ do mua quá mắc cho chiếc xe quá cũ.
Mua xe hơi cũ hay mới???
Giá trị chiếc xe giảm dần qua từng năm sử dụng.

Dù là mua xe mới hay đã qua sử dụng, bạn nên dành thời gian đi cùng một người có nhiều kinh nghiệm về xe đến các cửa hàng bán xe, kiểm tra thật kỹ và chạy thử xe rồi hãy quyết định mua cũng không muộn.

Mua xe hơi cũ hay mới???
Lái thử xe trước khi quyết định có nên mua ô tô cũ hay không

Với những thông tin trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Nên mua xe hơi cũ hay mới?” để chọn được cho mình một chiếc xe phù hợp với sở thích, khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng.

Kinh nghiệm cần biết khi mua xe hơi

Mua xe hơi là một trải nghiệm đáng nhớ của mỗi người. Để có được một chiếc xe vừa ý cũng như vừa túi tiền là một điều khó khăn. Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để có lựa chọn đúng đắn cho mình.


1. Xác định phân khúc

Kinh nghiệm cần biết khi mua xe hơi
12 phân khúc xe hơi cần biết

Đây là vấn đề cần thiết trước khi chọn mua xe hơi mới cho mình. Bạn phải xác định được nhu cầu của mình là gì, dùng để đi làm hàng ngày hay chỉ đơn giản là phục vụ gia đình vào những ngày nghĩ lễ hoặc cuối tuần.

Nếu phục vụ cho công việc thì nên chọn những loại sedan, vì nó là biểu tượng của sự sang trọng, thành đạt. Còn nếu phục vụ cho gia đình bạn có thể chọn những dòng xe hatchback, SUV, Crossover để tăng diện tích không gian xe tạo sự thoải mái cho những chuyến đi dài.

2. Trang bị tiêu chuẩn

Kinh nghiệm cần biết khi mua xe hơi
Trang bị tiêu chuẩn giúp xe an toàn hơn

Hầu như ai cũng quan tâm đến điều này vì một lý do đơn giản nó sẽ bảo vệ an toàn cho bạn và gia đình trong suốt chuyến hành trình. Do đó trước khi đi mua xe ô tô mới, bạn nên liệt kê ra một danh sách những trang thiết bị an toàn mà mình mong muốn.
Những trang bị tiêu chuẩn thiết yếu hiện nay bao gồm:
  • ABS: Hệ thống chống bó cứng phanh, rất cần thiết khi đi trời mua và đường trơn trợt
  • EBD: Hệ thống phân phối lực phanh,
  • BA: Hệ thông hỗ trợ phanh khẩn cấp
  • ESP: Hệ thống cân bằng điện tử, rất cần khi chạy đường đèo dốc và ôm cua gắt
  • Air bags: túi khí, càng nhiều càng tốt, nó giúp bảo vệ bạn và gia đình có xảy ra tai nạn
3. Trang bị tùy chọn

Kinh nghiệm cần biết khi mua xe hơi
Trang bị tùy chọn giúp thoải mái khi di chuyển đường dài

Ngoài trang bị tiêu chuẩn bạn có thể chọn ra thêm những trang bị tùy chọn giúp tăng thêm tiện nghi và giải trí. Một số trang bị tùy chọn như là:
  • Ghế lái chỉnh điện
  • Cảm biến hỗ trợ đỗ xe
  • Camera lùi
  • Sunroof panaroma
  • Hệ thống chống trộm
Những trang bị tùy chọn này có thể khiến bạn phải chi một số tiền khá lớn. Do đó trước khi quyết định, phải thật tỉnh táo để quyết định xem những trang bị nào thực sự cần thiết cho nhu cầu của mình.

4. Xếp hạng an toàn

Kinh nghiệm cần biết khi mua xe hơi
An toàn luôn là tiêu chí hàng đầu khi mua xe hơi

An toàn là vấn đề cần được cân nhắc kỹ với bất cứ dòng xe và hạng xe nào. Để tìm hiểu và so sánh độ an toàn của từng loại xe hơi bạn có thể xem các đánh giá của những website uy tín như NHTSA, IIHS và Consumerreport. Một trong những thử nghiệm đánh giá được quan tâm nhất là khả năng hấp thụ xung lực khi có va chạm và tai nạn, điều này giúp nâng cao khả năng sống sót cho hành khách trên xe.

Thử nghiệm khả năng hấp thụ xung lực bao gồm:
  • Va chạm phía trước
  • Va chạm cạnh
  • Va chạm phía sau
  • Thử nghiệm lật xe
Do đó không nên xem xét độ an toàn của xe thông qua vẻ bề ngoài của nó. Ví dụ như xe SUV to hơn, nên khi xảy ra tai nạn thì nó sẽ an toàn hơn Sedan, điều này là hoàn toàn không đúng.

5. Mức tiêu hao nhiên liệu

Đây là yếu tố được nhiều người quan tâm khi chọn mua xe ô tô mới, đặc biệt những người cần dùng chúng đi lại thường xuyên phục vụ cho công việc.

Nếu cần phải di chuyển thường xuyên bạn có thể chọn xe động cơ diesel, rất tiết kiệm, kinh tế và bền bỉ. Theo thống kê mức tiêu thụ của xe Diesel đường cao tốc tầm 7L/100km còn đường thành phố 9-10L/100km. Còn đối với động cơ xăng mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình đường cao tốc 8-9L/100km còn đường thành phố tầm 13-18L/100km tùy loại xe.

Nhưng đừng quá vì quan trọng vấn đề tiêu hao nhiên liệu mà bỏ qua chiếc xe mà bạn đã rất ưng ý sau khi cân nhắc bốn yếu tố bên trên.

6. Khả năng giữ giá của xe

Nhiều người quan niệm rằng thương hiệu càng nổi tiếng và phổ biến thì mức độ giữ giá càng cao. Điều này chỉ đúng với quá khứ, còn hiện tại với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, xe ô tô trở thành một phương tiện đi lại phổ biến nên việc giữ giá không còn phụ thuộc nhiều vào thương hiệu mà nó còn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau như cách bảo trì, sử dụng và cách bảo quản xe của bạn.

7. Bảo hành

Đa số tất cả cửa hàng bán xe đều có chế độ hậu mãi và bảo hành rất hoành tráng để thu hút và lấy lòng tin khách hàng. Thông thường có hai dạng bảo hành.
  • Bảo hành theo số km như 100,000 km hay 150,000 km tùy theo chiến lược từng hạng
  • Bảo hành theo thời gian từ 2-3 năm với 100,000 km hoặc bảo hành 2-3 năm không giới hạn km
Khi chọn mua xe hơi mới bạn cũng nên xem xét qua chế độ bảo hành của hãng vì nó có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể khi xe gặp bất trắc.

Kinh nghiệm lái xe: ứng phó với xe tải

Kinh nghiệm lái xe dưới đây sẽ giúp giảm bớt nguy hiểm khi phải đối đầu với những hung thần xa lộ như xe tải hạng nặng, container...

Đường quốc lộ là nơi những loại xe chở hàng chuyên dụng như container, xe tải, xe bồn được phép hoạt động. Nhưng cùng với đó là sự song hành của đủ các phương tiện khác như xe máy, ôtô cá nhân. Quán tính, kích thước lớn, tầm quan sát hạn chế của loại xe này mà gây nhiều trở ngại cho người khác. Nắm rõ những kinh nghiệm lái xe để chia sẻ phần đường là cách tránh sự cố đáng tiếc.

Ba nguyên nhân lớn dẫn đến các vụ tai nạn là xe tải không kịp dừng đúng lúc, người điều khiển xe máy vượt phải trong khi xe tải đang chuyển làn sang phải và xe máy đi vào vùng điểm mù của xe tải.

Theo thống kê của cơ quan quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) thì người có lỗi trong các vụ tai nạn kể trên 27 % thuộc về người lái xe máy, 23 % thuộc về xe pick-up hoặc SUV, 23 % xe chở khách và chỉ 1% thuộc về lỗi của người điều khiển xe tải. Dưới đây là các kỹ năng cần ghi nhớ khi đồng hành với xe tải:

1. Không đi vào vùng điểm mù

Kinh nghiệm lái xe: ứng phó với xe tải
Xe máy hay chạy sát vào vùng trắng bên trong (vùng điểm mù) của xe tải.

Vùng điểm mù là vùng không gian phía sau phương tiện mà tài xế không thể quan sát do trường quan sát của gương chiếu hậu bị giới hạn.

Để hạn chế nhiều tài xế trang bị thêm gương lớn, gương cầu để mở rộng. Thực tế cho thấy còn tùy thuộc vào góc đánh lái, tầm vóc của mỗi lái xe mà điểm mù không thể bị triệt tiêu hoàn toàn. Do đó đi sau hay đi ngang xe tải cần tránh vùng điểm mù, đặc biệt đối với những xe nhỏ như xe máy.

2. Không tạt đầu

Đây là hành động mà nhiều người trẻ chạy xe máy hay sử dụng để vượt xe tải khi đường đông đúc hoặc bị giới hạn không gian ở bên làn đường của mình. Bên cạnh đó, đi trước mũi xe tải rồi phanh gấp để chuyển hướng cũng là hành động mạo hiểm cần tránh.

Kể từ khi phanh, xe tải mất khoảng thời gian gấp ba lần xe hơi dân dụng để dừng lại, bên cạnh đó chiều cao của xe cũng giới hạn tầm nhìn tài xế với khoảng không gian ngay trước mũi.

3. Kiên nhẫn khi xe tải quay đầu

Kinh nghiệm lái xe: ứng phó với xe tải
Kinh nghiệm lái xe an toàn khi gặp xe tải hạng nặng, container

Để chiếc xe tải dài chục mét quay đầu mà không va chạm cần mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự tập trung lớn, nhất là khi góc cua nhỏ. Để tránh va chạm khi cố "nhoi" lên khi xe tải đang vượt, người tham gia giao thông nên bình tĩnh, đợi cho tới khi xe tải hoàn thành việc quay đầu mới đi tiếp. Không tranh thủ lúc xe tải dừng lấy góc cua để vượt.

4. Không vượt ở góc cua

Vượt xe máy hay ôtô là sai luật, nhưng vượt xe tải ở góc cua lại là quyết định sinh tử. Chiều dài xe tải cần tới hai làn đường để qua những khúc cua, khi đó tầm nhìn phía bên kia cua đã bị hạn chế, chưa kể tới đó là những cua trên đường đèo còn bị giới hạn bởi độ dốc. Vượt xe tải ở khúc cua không khác nào một trò chơi may rủi.

5. Hỗ trợ xe tải chuyển hoặc nhập làn

Để xe tải chuyển hay nhập làn không phải dễ trên con đường đông phương tiện qua lại. Không nên cố giữ tốc độ hoặc phần đường của mình nếu nhận thấy xe tải có tín hiệu xin chuyển làn. Kéo dài thời gian chuyển, nhập làn gây ảnh hưởng lớn đến dòng phương tiện phía sau.

Với kinh nghiệm lái xe trên chúc bạn không gặp bất kỳ sự cố gì tương tự khi tham gia giao thông!

Kinh nghiệm lái xe: kỹ thuật quay vô-lăng nhanh

Trong các kỹ năng cũng như kinh nghiệm lái xe thì kỹ thuật quay vô-lăng nhanh là đặc biệt quan trọng, có thể cứu bạn thoát khỏi các tình huống nguy hiểm.

Kinh nghiệm lái xe: kỹ thuật quay vô-lăng nhanh
Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh là kinh nghiệm lái xe quan trọng mà bạn cần phải biết

Có một số phương án xử lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180 độ với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.

A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:

1. Đặt tay phải vào điểm cao nhất trên vô-lăng.

2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường

3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.

4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay

5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.

6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.

B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:

1. Tay trên vô-lăng như bình thường.

2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.

3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.

4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.

5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.

6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.

Kinh nghiệm lái xe: kỹ thuật quay vô-lăng nhanh
Kinh nghiệm lái xe: kỹ thuật quay vô-lăng nhanh

Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.

Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.

Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô-lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.

C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:

1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đầu chuẩn bị vào cua.

2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.

3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).

4. Chuyển tay về vị trí bình thường.

Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không có kinh nghiệm lái xe do đó không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.

D. Phương pháp “mạnh”

Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.

Kinh nghiệm lái xe: kỹ thuật quay vô-lăng nhanh
Kinh nghiệm lái xe có thể cứu mạng bạn những lúc nguy hiểm
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:

1. Đặt tay ở nơi cần thiết.

2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.

3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới

4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên.

Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về như ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về như ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vãn được tình thế bất ngờ.

Hy vọng bài viết này cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm lái xe hữu ích!

Kinh nghiệm lái xe khi đi phượt

Những kinh nghiệm lái xe không bao giờ là thừa thải với bất kỳ ai. Nếu bạn muốn trở thành một phượt thủ chính hiệu thì nó lại càng quan trọng.

Khi có một "ôm" và một "xế" thì phân bổ trọng lực của xe sẽ biến đổi, bên cạnh đó là áp lực xuống mặt đường, tư thế khi vào cua cũng thay đổi theo, đó là chưa kể phải đèo thêm đồ đạc của mỗi người. Các kỹ năng cần thiết mà những lái xe có người ngồi sau cần chú ý:

1. Chắc chắn xe chịu được trọng tải
Kỹ năng lái xe khi đi phượt
Kinh nghiệm lái xe cho phượt thủ
Đi phượt dài ngày thường kèm theo đồ đạo, với sức nặng của hai người cũng với những túi ba lô lỉnh kỉnh, hãy chắc chắn chiếc xe chịu được tải trọng khoảng 150 kg nếu không muốn ì ạch dắt bộ qua những đèo dốc vì khối lượng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc, phanh và hệ thống giảm xóc của xe.

2. Lên xe

Khi người lái đã chắc chắn ổn định với xe, gác để chân bật sẵn thì bạn đồng hành mới leo lên xe từ bên trái, nơi thường không có ống xả. Điều này có vẻ thừa thãi với những chiếc phổ thông như Wave, Dream nhưng với những chiếc cào cào to lớn thì rất cần thiết. Sử dụng chân chống có thể giúp xe vững vàng hơn nhưng nếu người lái không tự cân bằng, sẽ rất khó để dựng đứng xe lên để khởi hành khi khối lượng tải lớn.

3. Càng gần càng tốt

Theo kinh nghiệm lái xe của các phượt thủ cứng cựa thì khoảng cách giữa người lái và người ngồi sau càng gần nhau càng tốt. Ở đây không có nghĩa là tư thế thụ động mà chủ động tạo khoảng cách hẹp nhất giữa hai người. Với những xe có thùng chứa đồ phía sau sẽ an toàn hơn khi bất ngờ tăng tốc. Nhưng với những xe không có thùng chứa đồ, nếu không sát người lái, người ngồi sau hoàn toàn có thể bị hất văng khi tăng tốc hoặc trượt mạnh về người lái khi phanh đột ngột. Ngồi sát còn tạo tư thế vững chãi cho người và xe khi ôm cua.

4. Vào cua

Những chuyển động nhẹ nghịch hướng của người ngồi sau có thể ảnh hưởng đến khả năng vào cua của xe. Những "ôm" thiếu kinh nghiệm thường có xu hướng nghiêng người về bên ngược cua vì cảm giác sợ rơi khi xe nghiêng vào trong cua, nhưng đó lại là hành động sai lầm. Để luyện tập kỹ năng này, một mẹo nhỏ cho người ngồi sau là nhìn thẳng qua vai lái xe trong khi uốn mình theo chiều nghiêng.

5. Dừng xe
Kỹ năng lái xe khi đi phượt
Kinh nghiệm lái xe là cần thiết với bất cứ ai
Việc ngồi gần sẽ giúp người ngồi sau không bị trượt mạnh về phía lái xe nếu chẳng may phanh gấp. Luôn đặt chân trên gác để chân cho đến khi xe dừng hẳn. Sau khi người lái đã cân bằng được xe thì mới xuống xe như cách lúc đầu lên xe.

Ngoài những kỹ năng lái xe còn có các kỹ năng khác khi đi xe hai người như nếu chiếc xe thuộc dạng bình xăng ở trên khung, phía trước người lái thì người ngồi sau có thể ngoài tay ôm bình xăng tạo thế cân bằng khi tăng tốc hoặc dừng, học các kỹ năng ra dấu bằng tay, chân khi đi theo đoàn và luôn đi kèm đồ bảo hộ.

Kinh nghiệm lái xe: xử lý oto mất phanh

Để lái xe an toàn cho bản thân mình và cho những người tham gia giao thông xung quanh, bạn nên tìm hiểu và tự trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe để phòng ngừa những trường hợp bất đắc dĩ. Bài viết này chúng tôi chia sẻ vài kinh nghiệm giúp bạn xử lý trường hợp oto bị mất phanh.

Về số thấp, ra hiệu cho xe khác, đạp nhồi phanh, cho xe chạy đánh võng liên tục nếu được bạn nên áp sát xe vào dải phân cách, con lươn hoặc bụi cây để dừng xe.

Ôtô mất phanh, đặc biệt là xe khách, xe tải hạng nặng, container gây tai nạn trên đường đèo núi khá nhiều, nhưng xe mất phanh ngay trong thành phố là trường hợp hy hữu, bởi đi thành phố tần suất sử dụng phanh không khắc nghiệt như đường đèo núi.

Thực tế, theo các chuyên gia, mất phanh trên đường đèo tuy địa hình phức tạp, nhưng lại có khả năng sống sót cao hơn, vì có thể đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Sau khi hết tất cả lựa chọn, tài xế vẫn còn phương án cuối cùng là đâm vào vách núi. Nhưng ở thành phố, xe cộ sát nhau, lại không có những ta-luy như trên đường núi, vậy tài xế phải làm gì?

Kinh nghiệm lái xe: xử lý oto mất phanh
Kinh nghiệm lái xe là sống còn trong trường hợp này

Những tài xế dày dạn kinh nghiệm lái xe và chuyên gia khuyên như sau:

1. Bình tĩnh

Lời khuyên về tâm lý dường như là những thứ xa xỉ, không có tác dụng xác thực nếu chưa rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng nếu tài xế giữ cái đầu tỉnh táo sẽ đưa ra cách giải quyết hợp lý, ngược lại mất bình tĩnh thì hậu quả khôn lường.

2. Nhả chân ga, thử chân phanh

Nhả hoàn toàn chân ga để xe giảm tốc dần, bên cạnh đó thử chân phanh. Mất phanh có nhiều nguyên nhân nhưng rất nhiều khả năng là từ hệ thống dầu mất áp suất hoặc bó cứng. Đạp nhiều lần phanh liên tục, may mắn có thể phục hồi.

3. Phanh động cơ

Tức là trả về số thấp, trường hợp mất phanh thì trả xe về số thấp để động cơ tự hãm là điểm bấu víu hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, không nên trả về số thấp nhất ngay lập tức vì sẽ phá hủy hệ truyền động, mất khả năng kiểm soát. Hãy trả tuần tự hoặc cách số, ví dụ từ 5 về 3 rồi tiếp tục về số thấp hơn.

Nếu chạy xe số tự động, chuyển từ D về chế độ chạy thể thao (chọn số tay), trả xuống số thấp.

4. Dùng phanh tay

Phanh tay chỉ có tác dụng cho bánh sau nên trong trường hợp này không kéo đột ngột, sẽ khiến xe khóa bánh. Kéo từ từ để cảm nhận độ bám, nếu thấy xe trượt, mất lái thì nhả phanh tay ngay.

Không tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất trợ lực, rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

Kinh nghiệm lái xe: xử lý oto mất phanh
Những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe giúp ích bạn rất nhiều

5. Báo hiệu cho xe khác

Chú ý quan sát luồng giao thông từ tất cả các phía.Trong thành phố, xe cộ đông đúc hơn trên đường đèo rất nhiều, nếu xử lý không cẩn thận có nguy cơ gây tai nạn liên hoàn. Dùng còi, đèn để báo hiệu nguy hiểm cho các xe khác. Mở cửa kính để tận dụng cản gió.

6. Chuyển làn liên tục

Đường thành phố nhiều làn hơn đường đèo núi, do đó hãy tìm cách đánh lái chuyển làn liên tục mỗi khi có cơ hội, chạy xe theo kiểu đánh võng zig-zag giúp kéo dài quãng đường, tăng lực cản, giảm quán tính giúp xe dừng tới mức an toàn.

7. Tìm vật đâm vào

Nếu tình huống quá gấp, phía trước không thể có đường cho xe chạy tiếp mà phải đâm vào xe khác, thì lúc này, đạo đức của tài xế phải đặt lên hàng đầu, tìm vật cản để đâm vào. Dải phân cách, con lươn giữa đường, lùm cây mềm, thấp là những nơi hợp lý để mắc gầm xe giảm tốc và không thiệt hại cho xe, người khác. Nếu không hãy cà xe vào bờ tường, lề đường, thậm chí hàng cây, vỉa hè.

Với những kinh nghiệm lái xe trên, chúng tôi hy vọng sẽ bạn sẽ an toàn trên mọi nẻo đường!!!

Nghệ thuật mua xe hơi cũ

Chất lượng tốt, giá cả hợp lý dù đã qua sử dụng luôn là 2 tiêu chí hàng đầu của bất kỳ ai có ý định mua xe hơi cũ. Nắm rõ 5 nghệ thuật dưới đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều.

Nghệ thuật mua xe hơi cũ
Mua xe hơi cũ là cả một nghệ thuật
Xe hơi luôn được xem là món đồ giá trị đối với mỗi tài xế. Vì vậy, việc xem xét kỹ lưỡng chất lượng của chúng trước khi đưa ra quyết định sở hữu tài sản khổng lồ này là rất cần thiết. Dưới đây là những bước giúp bạn khảo sát tuổi thọ của xe.

Bước 1: Lái thử

Thao tác này giúp bạn kiểm tra một cách tổng thể hệ thống máy móc trên xe bao gồm động cơ, lốp, vành xe, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống giảm xóc, còi điện, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gạt mưa, cần số, các cánh cửa trên xe …

Xe hơi đã qua sử dụng phải ở trạng thái hoạt động bình thường và bảo đảm đầy đủ công dụng, chức năng, có hình dáng, kết cấu phù hợp với tài liệu kỹ thuật đã đăng ký tại cơ quan kiểm tra chất lượng.

Bước 2: Xem xét giấy tờ chính chủ và tiểu sử về xe

Hãy chắc rằng bạn đang được tận mắt nhìn thấy những giấy tờ chính chủ được cung cấp bởi người bán bao gồm: hợp đồng mua xe hoặc hợp đồng chuyển nhượng (nếu xe đã qua tay nhiều chủ nhân), chứng nhận của hãng sản xuất, địa điểm mua hàng, thời gian bảo hành (nếu còn), các giấy tờ bảo dưỡng xe do chủ xe cung cấp …

Đừng quên hỏi về những chiến tích của xe trong các vụ tai nạn hay lý do họ quyết định bán chiếc xe hơi này bởi bạn sẽ cần tới những thông tin này khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Bước 3: Kiểm tra nội - ngoại thất của xe

Về ngoại thất: thân vỏ, buồng lái, nắp ca pô không nứt vỡ, không biến dạng, các cánh cửa lên xuống đóng, mở nhẹ nhàng, không tự mở khi xe đang chạy, khung xe không cong vênh, nứt gãy, mọt gỉ. Thêm vào đó, kính chắn gió, kính cửa sổ phải là loại kính an toàn. Gương chiếu hậu phải đủ số lượng, đúng chủng loại, được định vị chắc chắn. Lốp xe đúng với tài liệu kỹ thuật, đủ số lượng và không phồng rộp, nứt vỡ.

Về nội thất: ghế người lái và ghế hành khách bố trí đúng với tài liệu kỹ thuật, được lắp ghép một cách chắc chắn. Hệ thống phanh có đầy đủ các bộ phận, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của kiểu loại xe đó. Trục lái đúng kiểu loại, lắp ghép đúng và không có độ dơ dọc, độ rõ hướng kính.

Các đường ống dẫn dầu, dẫn khí của phanh không nứt vỡ, mòn, bẹp, rò rỉ. Chú ý rằng nếu hệ thống lái có đầy đủ các cụm, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của hãng sẽ giúp xe hoạt động bình thường, ổn định. Bạn cũng có thể xem xét vô lăng lái xem đã đúng kiểu loại chưa? Có nứt vỡ không? Nếu là người cẩn thận, hãy chắc chắn rằng bạn được sở hữu hệ thống còi điện, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gạt mưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

Nghệ thuật mua xe hơi cũ
Bạn nên biết mặc cả khi mua xe hơi cũ

Bước 4: Nhờ chuyên gia tư vấn

Nếu bạn chưa tự tin về khả năng đánh giá chất lượng xe hơi cũ của mình, hãy nhờ tới những chuyên gia hoặc thợ sửa chữa ôtô khám bệnh cho xế để sớm đưa ra quyết định cuối cùng.

Chỉ dựa vào tiếng máy nổ, ngó qua một vài bộ phận trên xe hơi như đồng hồ đo cây số hay hệ thống phanh, hệ thống giảm xóc, hệ thống lái … họ có thể đưa ra những lời khuyên khá chính xác về tuổi thọ của xe, thậm chí giá thành hợp lý nhất cho loại xe đó một cách khách quan hơn người trong cuộc.

Bước 5: Mặc cả

Trước khi quyết định xem xe, hẳn bạn đã có một chút thông tin về chất lượng cũng như giá khởi điểm của xe mà bạn định “tia” cũng như giá của các loại xe cùng loại đã được các lĩnh cũ trong làng tài xế xét duyệt? Vì vậy, việc duy nhất mà bạn cần làm lúc này là trả giá thấp hơn để tài sản hợp với túi tiền của mình hơn nữa.

Số tiền trích lại càng nhiều sẽ càng hữu ích cho việc thanh toán các hóa đơn bảo dưỡng xe cũng như thể hiện tài giao dịch của bạn ở những cấp độ khác nhau. Nhưng cũng đừng quá vui mừng với giá hời mà bỏ qua các thủ tục không kém phần quan trọng như ký hợp đồng chuyển nhượng (họ, tên và địa chỉ của bên mua, bên bán, loại xe, hãng sản xuất, màu sắc, giá cả, chất lượng, ngày tháng thực hiện giao dịch, giá cả, hình thức trả tiền, chữ ký của 2 bên …) hay một bữa khao bạn bè nhé.

Cuối cùng chúng tôi xin nhắc bạn một điều khi mua xe hơi cũ đó là hãy chọn chiếc xe phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của bản thân, gia đình.

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ

Bạn đang có ý định mua xe hơi cũ nhưng chần chừ vì sợ mua phải xe đã gặp tai nạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm.

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
Kinh nghiệm mua xe hơi cũ

Khi mua xe hơi cũ, bạn cần phải biết cách kiểm tra xem chiếc ôtô đó có "tiền sử" bị tai nạn hay không. Qua đó, bạn có thể ước lượng giá trị thực của chiếc xe hơi cũ định mua và dự đoán trước những trục trặc xảy ra trong tương lai nếu rước xe về nhà. Dưới đây là một số bí quyết nhỏ để bạn phát hiện đâu là xe đã được "tút lại" sau tai nạn.

"Soi" vết nứt trên cản va và chắn bùn

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
"Soi" vết nứt trên cản va và chắn bùn

Kiểm tra kỹ cả đầu và đuôi xe để xem có vết nứt hay miếng vá không. Trong những vụ va chạm, cản va và chắn bùn là hai bộ phận dễ bị vỡ nhất vì chúng thường được làm bằng vật liệu nhẹ hoặc nhựa tổng hợp. Những vết nứt hoặc dấu hiệu sửa chữa cản va cũng như chắn bùn sẽ tự "tố cáo" chiếc xe hơi từng được tân trang sau tai nạn.

Kiểm tra kính chắn gió

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
Kiểm tra kỹ kính chắn gió

Xem xét toàn bộ kính chắn gió của xe mà bạn định mua, từ trước ra sau để kiểm tra "tiền sử" tai nạn. Hãy chú ý đến những chỗ mẻ, nứt hoặc có màng. Chúng sẽ chỉ cho bạn thấy chiếc xe hơi từng bị tai nạn và phải trải qua quá trình sửa chữa.

Đánh giá đường viền thân xe

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
Đường viền thân xe hơi sẽ cho bạn biết nhiều điều

Trước khi quyết định mua chiếc xe hơi cũ này hay không bạn hãy ngồi xuống bên cạnh đầu hoặc đuôi xe để mắt ngang tầm với đường viền trên thân. Quan sát kỹ đường viền chính chạy bên sườn xe. Đường viền phải thật thẳng và đồng đều trong khi lớp sơn bên ngoài hoàn toàn bình thường. Nếu đường viền có dấu hiệu không đều và bị méo, phần ốp thân xe có lẽ đã từng được thay thế hoặc đập lại.

Kiểm tra ốp và khe cửa

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
Quan sát kỹ khe cửa trên xe
Quan sát kỹ khe cửa trên xe. Nếu xe chưa từng bị tai nạn, khe cửa phải thẳng và đồng đều, từ trên xuống dưới. Trong khi đó, khe cửa trên những xe từng gặp tai nạn sẽ không đều vì bị xê dịch hoặc do ốp và cửa đã được thay mới.

Miết tay lên thân xe

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
Tự tay mình cảm nhận sẽ chính xác nhất

Miết lòng bàn tay lên thân xe và góc cản va cũng như chắn bùn. Chiếc xe hơi có "tiền sử" tai nạn sẽ đi kèm những chỗ lồi lõm hoặc điểm không bằng phẳng. Đây là những chỗ đã được trám vào sau tai nạn.

Kiểm tra các vết kẹp

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
Vết kẹp trên xe sẽ mách nước cho bạn
Những vết kẹp xung quanh khung xe chỉ ra "tiền sử" tai nạn. Điều đó chứng tỏ xe đã được sửa chữa lại bằng máy kéo và cân chỉnh khung. Nếu đúng như vậy, chiếc xe hơi này ắt hẳn đã bị hư hỏng khá nặng sau tai nạn.

Tìm dấu vết sơn lại

Kinh nghiệm mua xe hơi cũ
Tìm dấu vết sơn lại

Nhìn kỹ những đường gờ trên cửa và ốp thân xe để tìm những vết khía, xước hoặc khu vực sơn không phẳng. Nếu phát hiện màu sơn khác ẩn bên dưới, bạn có thể đoán xe đã được sơn lại. Cũng có thể cửa và ốp thân xe đã được thay mới, sau đó sơn lại cho "tông xuyệt tông" với toàn bộ phần còn lại của xe.

Qua bài viết này chắc bạn cũng đã đủ kinh nghiệm mua xe hơi cũ  mà không phải lo lắng đúng không?

Những hiểu lầm hay gặp của người mua xe hơi

Có những quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến mà nếu bạn chuẩn bị mua xe hơi thì nhất định phải biết.

Những hiểu lầm hay gặp của người mua xe hơi
Có những quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến về oto

Trước khi quyết định mua xe hơi vốn là tài sản không hề nhỏ, bạn thường phải hỏi ý kiến của bạn bè hoặc người thân. Qua đó, bạn sẽ nhận những lời khuyên chung chung như xe máy dầu không tốt cho môi trường, Toyota Prius bảo vệ hệ sinh thái, ôtô càng to càng an toàn hoặc không nên mua sản phẩm của Mỹ.

Có những lầm tưởng đã bị các hãng xe hơi và chuyên gia tiếp thị lợi dụng. Cũng có những quan niệm sai lầm được hình thành sau nhiều năm kinh nghiệm của người sử dụng xe. Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng nên biết một số quan niệm phổ biến thật ra chỉ là lầm tưởng để đưa ra quyết định sáng suốt trước khi mua xe mới.

Xe Nhật/Đức tốt, ôtô Mỹ/Hàn thì đừng mua

Chẳng nhẽ thế giới xe lại bị gói gọn đơn giản đến thế? Trên thực tế, quan niệm xe Nhật/Đức tốt còn ôtô Mỹ/Hàn thì không nên mua hoàn toàn sai lầm.

Tại thị trường Mỹ hiện đang tồn tại một thực trạng khiến bạn phải ngỡ ngàng, đó là những dòng xe hơi mới tệ nhất đều đến từ Nhật Bản. Ví dụ như dòng xe Mitsubishi Galant, Lancer hay thậm chí cả Mirage mới. Thật đáng tiếc cho một nhãn hiệu từng được đánh giá cao tại thị trường Mỹ như Mitsubishi.

Những hiểu lầm hay gặp của người mua xe hơi
Mitsubishi Mirage

Tất nhiên, nói như vậy không phải là "dìm hàng" toàn bộ xe hơi Nhật và Đức. Những dòng xe hơi như Honda Civic và Toyota Corolla mới không hề tệ chút nào. Thế nhưng, trên thị trường tồn tại những xe hơi Mỹ hoặc Hàn Quốc hoàn toàn có thể thay thế Honda Civic và Toyota Corolla.

Nếu muốn mua xe hơi và bạn thích một chiếc xe Acura, bạn đừng vội đến ngay đại lý. Thay vào đó, hãy khảo sát trước và có thể "ngã ngửa" khi biết Buick hiện cũng đang phân phối những xe chẳng kém Acura là bao.

Trong quá khứ, hai nhãn hiệu Hàn Quốc là Hyundai và Kia từng bị người tiêu dùng Mỹ lạnh nhạt. Đến nay, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Hyundai và Kia đã đầu tư không ít tiền bạc cũng như công sức để tạo ra những mẫu xe sở hữu khả năng vận hành tốt với giá bán phải chăng.

Trong khi đó, người Đức lại vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những nhãn hiệu Mỹ như Cadillac. Có thể nói, Cadillac ATS không kém cạnh khi bị đem ra so sánh với BMW 3-Series. Bên cạnh đó là Cadillac CTS hoàn toàn có thể sánh ngang với Audi A6.

Xe hybrid, đặc biệt là Toyota Prius, rất tốt cho môi trường

Hãy chấp nhận một sự thật là chẳng có mẫu xe nào tốt cho môi trường, kể cả hybrid như Toyota Prius như mọi người vẫn nghĩ. Dù là xe gì thì cũng được ra đời từ một dây chuyền sản xuất chẳng hề thân thiện với môi trường.

Nếu thực sự quan tâm đến hệ sinh thái, bạn nên hạn chế đi lại bằng xe hơi và chuyển sang các phương tiện khác. Đừng nghĩ nếu lái xe Toyota Prius, bạn sẽ được mọi người ca ngợi là bảo vệ môi trường. Khi bạn mua Toyota Prius mà lái với tần suất gấp đôi xe thường thì cũng chẳng thể bảo vệ môi trường.

Những hiểu lầm hay gặp của người mua xe hơi
Toyota Prius

Ngoài ra, đừng tưởng mua xe hơi hybrid thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền. Phải mất một thời gian dài, trung bình là 2 năm, thậm chí 5-10 năm, bạn mới thấy rõ số tiền tiết kiệm được từ việc mua xe hybrid so với việc sử dụng dòng ôtô thông thường.
Theo ước tính của trang Edmunds, một người lái thông thường cần 7,5 năm để thấy rõ chi phí chênh lệch giữa việc mua một chiếc Toyota Corolla và Prius. Nếu thường xuyên di chuyển trên quãng đường ngắn, bạn có thể nghĩ đến chuyện mua xe hybrid. Trên thị trường hiện nay, có không ít sản phẩm dùng động cơ xăng tiết kiệm nhiên liệu không kém xe hybrid mà lại rẻ hơn.

Xe máy dầu không tốt

Nhiều người cứ nghĩ xe máy dầu chạy chậm và gây ô nhiễm môi trường. Có lẽ lầm tưởng đó bắt nguồn từ thời quá khứ khi tập đoàn GM sản xuất những mẫu xe máy dầu thực sự kinh khủng.

Trong khi đó, tại thị trường châu Âu, xe máy dầu lại rất được ưa chuộng. Không chỉ tiết kiệm nhiên liệu hơn dòng sản phẩm dùng động cơ xăng, xe máy dầu còn được tích hợp công nghệ lọc để hạn chế hạt bay vào không khí.

Những hiểu lầm hay gặp của người mua xe hơi
Audi A8 TDI 2014

Về tốc độ, dòng xe máy dầu cũng chẳng hề thua kém, ví dụ như những mẫu xe máy dầu đời mới của Audi như A8 TDI với khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong thời gian 5 giây. Xe có thể hoàn thành quãng đường 100 km cao tốc với 6,53 lít dầu. Con số tương ứng với Audi A8 phiên bản máy xăng là 8,4 lít/100 km.

Đối với những người thường xuyên phải di chuyển trên quãng đường dài, xe máy dầu hoàn toàn là một lựa chọn thay thế phù hợp cho xe hybrid.

Xe to bao giờ cũng an toàn hơn

Chính Viện Bảo hiểm An toàn Giao thông Mỹ (IIHS) đã khẳng định: "Dòng xe nhỏ và nhẹ thường không có khả năng bảo vệ người ngồi bên trong tốt bằng loại to và nặng hơn". Tuy nhiên, trước khi đưa ra kết luận, hãy cùng làm một phép tính nhỏ.

Những hiểu lầm hay gặp của người mua xe hơi
Chevrolet Suburban 2013

Ta có công thức: Lực va chạm = Khối lượng x Thời gian tăng tốc. Như vậy, xe càng to và nặng thì lực tác động càng lớn. Ví dụ, hai chiếc Chevrolet Suburban đâm vào nhau ở vận tốc tương tự hai chiếc Mazda Miata thì lực tác động sẽ lớn hơn nhiều vì trọng lượng lớn gấp 3 lần.

Nhìn chung, để bảo vệ tính mạng bản thân trong những vụ tai nạn, bạn không nhất thiết phải mua xe to và nặng.

Xe hatchback rẻ và không đáng khao khát

Đây là lầm tưởng chỉ đúng trong thập niên '70-'80 của thế kỷ trước. Mọi chuyện hiện đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Tất nhiên, chuyện thích xe hatchback hay không còn tùy thuộc vào sở thích của từng người. Tuy nhiên, chẳng mấy người có thể phủ nhận vẻ đẹp của những mẫu xe hatchback như Audi A7.

Những hiểu lầm hay gặp của người mua xe hơi
Audi A7

Đối với phần lớn các mẫu xe đời mới, phiên bản hatchback bao giờ cũng đắt hơn một chút. Nguyên nhân bắt nguồn từ không gian nội thất rộng hơn và tính đa dụng. Ví dụ Ford Focus mới có giá khởi điểm 16.130 USD. Trong khi đó, Ford Focus Hatchback được bán với giá 18.625 USD.

Chúc bạn có lựa chọn thông minh khi mua xe hơi mới!

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi

Nếu bạn đang hoặc sắp có ý định mua xe hơi thì bài viết này là tư liệu rõ ràng giúp bạn không bị "hố" khi mua xe.

1. Kiểm tra giá thực của chiếc xe hơi

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Bạn nên tham khảo giá xe trên mạng trước.

Tham khảo giá xe trên mạng trước khi bước vào một đại lý xe hơi. Hầu hết các trang web của các hãng xe đều đăng giá bán lẻ tham chiếu của hãng (MSRP) nhưng thường không nêu lệ phí giao hàng. Tổng hai chi phí này sẽ là số tiền bạn cần chuẩn bị cho chiếc xe mới. Đó cũng là giá cơ bản trước khi bạn thêm bất kỳ tùy chọn hoặc nâng cấp nào khác. Để đàm phán giá tốt hơn, bạn cũng nên vào một số trang web có chia sẻ giá hóa đơn để xem số tiền mà các đại lý phải thanh toán cho những chiếc xe hơi.

2. Đời xe

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Tìm hiểu những khác biệt giữa các đời xe bạn định mua.

Chú ý đến năm sản xuất chiếc xe hơi mà bạn quan tâm. Đôi khi một mẫu xe mới sẽ được bán với mức giá cao hơn so với đời năm trước dù có rất ít hoặc không có gì thay đổi giữa hai đời xe. Nhưng cũng có khi một mẫu xe mới được bán giảm giá song vẫn bao gồm các tính năng mới, tạo nên một sự nâng cấp đáng kể so với các mẫu xe cũ.

3. Giảm giá và ưu đãi

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Không bỏ qua chế độ ưu đãi

Kiểm tra trang web của nhà sản xuất để xem có bất kỳ ưu đãi nào đối với mẫu xe bạn đang định mua hay không. Đôi khi, các hãng đưa ra các gói khuyến mại hấp dẫn trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, biết đâu bạn cũng nằm trong nhóm hoặc tổ chức được áp dụng điều kiện giảm giá. Ở các quốc gia phát triển, nếu bạn là sinh viên mới ra trường, các hãng có thể cung cấp các gói ưu đãi có khi lên đến 1.000 USD.

Ngoài ra, các đại lý địa phương cũng có các chương trình giảm giá riêng. Kiểm tra qua điện thoại hoặc email để xem xe bạn quan tâm có nằm trong chương trình khuyến mãi đặc biệt nào không.

4. Kiểm tra tín dụng

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Kiểm tra tín dụng

Lịch sử chi tiêu qua thẻ tín dụng sẽ cho thấy tình hình tài chính của bạn và ảnh hưởng lớn đến khả năng bạn có được nhận một khoản vay hay không. Lấy một bản sao kê lịch sử tín dụng cập nhật nhất của bạn. Điểm tín dụng dưới 620 thường được coi là dưới chuẩn. Nếu bạn có điểm tín dụng dưới chuẩn, có thể bạn sẽ phải trả mức lãi suất cao hơn.

5. Lãi suất ngân hàng và đại lý

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
10 điều cần làm trước khi mua xe hơi

Sau khi tính được số điểm tín dụng của mình, bạn có thể biết được quy mô khoản vay cũng như lãi suất mà bạn sẽ nhận được. Hãy bắt đầu đến ngân hàng hay định chế tài chính của mình để tìm hiểu xem có thể nhận được khoản vay bao nhiêu cũng như chi phí của nó. Bây giờ bạn có so sánh hai mức giá và tìm ra mức giá nào tốt hơn cho mình.

Lãi suất tại các đại lý cũng thay đổi tùy thuộc vào dòng xe bạn đang quan tâm. Một số mẫu xe mới hơn hay phổ biến hơn thường có lãi suất cao hơn so với các loại xe khác đang cùng được trưng bày.

6. So sánh phí bảo hiểm

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Nên tìm hiểu và so sánh phí bảo hiểm

Nếu bạn đang cân nhắc giữa một số lựa chọn, hãy dành ra một vài phút để yêu cầu công ty bảo hiểm báo giá cho bạn. Công ty bảo hiểm sử dụng một số con số thống kê để xác định chi phí bảo hiểm cho xe - ví dụ, những lái xe trẻ tuổi và liều lĩnh thích những mẫu xe như Honda Civic, trong khi Mazda MX-5 là tầm ngắm cho những người đứng tuổi và có trách nhiệm hơn. Do vậy, chiếc Mazda thường có mức phí bảo hiểm thấp hơn.

Ngoài ra, tham khảo một số công ty bảo hiểm khác nhau vì các hãng khác nhau thường không cùng đưa ra một con số. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều trong dài hạn.

7. Tiền đặt cọc và trao đổi xe cũ

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Tính toán tiền bạc và lãi suất

Sau khi tính toán được số tiền cũng như lãi suất vay, bạn hãy bắt đầu lên ngân sách để mua xe hơi mới. Nếu số tiền đặt cọc càng lớn thì các khoản thanh toán hàng tháng sẽ nhỏ hơn, do vậy, cố gắng đặt khoảng 20% số tiền nếu bạn có thể. Hoặc đặt thấp hơn nhưng không nên thấp hơn tỷ lệ 10%.

Một cách khác để giảm chi phí hàng tháng là bán xe cũ đi. Nên nhớ rằng giá mà các đại lý đưa ra thường thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của những chiếc xe. Vì vậy, bạn nên bán xe cũ riêng và sau đó sử dụng số tiền thu được làm khoản đặt cọc cho xe mới.

8. Tìm hiểu về đại lý

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Xem cộng đồng mạng đánh giá về đại lý bạn muốn mua xe hơi như thế nào.
Tìm hiểu qua mạng các đánh giá đối với các đại lý và bộ phận dịch vụ của họ. Bắt đầu với Google Maps hoặc Yelp! bởi vì những ứng dụng này thường cung cấp các ý kiến nhận xét ​​của khách hàng. Một nguồn tham khảo khác là các diễn đàn của các thương hiệu hoặc mẫu xe để lắng nghe những người dùng khác chia sẻ kinh nghiệm. Và AutoGuide.com là một trong những diễn đàn hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.

9. Tìm hiểu mẹo sử dụng xe

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Tìm hiểu mánh và mẹo sử dụng xe hơi

Các diễn đàn trực tuyến là một mỏ vàng kinh nghiệm, nơi các chủ xe chia sẻ từng chi tiết trong cuộc hành trình mua xe hơi của mình. Mỗi một chi tiết nhỏ đều được xem xét kỹ lưỡng, từ khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho đến độ ồn của xe. Ngoài ra, còn có các lời khuyên về cách chăm sóc xe hơi cụ thể để giúp bạn và chiếc xe đồng hành một cách lâu dài. Các cộng đồng mạng này cũng giúp chỉ ra độ tin cậy của xe hay những loại sửa chữa và bảo trì mà bạn sẽ cần đến trong tương lai.

10. Điều kiện bảo hành và các thiết bị phụ trợ

10 điều cần làm trước khi mua xe hơi
Và đừng quên chế độ bảo hành

Tìm hiểu kỹ các điều kiện bảo hành mở rộng. Một số đại lý có thể cung cấp điều này song bạn phải nắm rõ được các thông tin mà họ đưa ra. Trong khi một số điều khoản bảo hành có bao gồm các bộ phận và dịch vụ bổ sung không có trong điều khoản bảo hành tiêu chuẩn, thì một số khác chỉ kéo dài thời hạn bảo hành.

Nếu bạn sống ở một môi trường có nhiều muối và cát, bạn nên cân nhắc đến sơn chống gỉ. Mặt khác, những người sống trong điều kiện nắng nóng có thể quan tâm đến các cửa sổ màu để giúp xe nhìn dịu hơn cũng như loại bỏ được một ít nhiệt khi bạn đỗ xe lâu dưới ánh nắng mặt trời.

Chúc các bạn mua xe hơi vừa ý!