Kinh nghiệm lái xe: xử lý oto mất phanh

Để lái xe an toàn cho bản thân mình và cho những người tham gia giao thông xung quanh, bạn nên tìm hiểu và tự trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe để phòng ngừa những trường hợp bất đắc dĩ. Bài viết này chúng tôi chia sẻ vài kinh nghiệm giúp bạn xử lý trường hợp oto bị mất phanh.

Về số thấp, ra hiệu cho xe khác, đạp nhồi phanh, cho xe chạy đánh võng liên tục nếu được bạn nên áp sát xe vào dải phân cách, con lươn hoặc bụi cây để dừng xe.

Ôtô mất phanh, đặc biệt là xe khách, xe tải hạng nặng, container gây tai nạn trên đường đèo núi khá nhiều, nhưng xe mất phanh ngay trong thành phố là trường hợp hy hữu, bởi đi thành phố tần suất sử dụng phanh không khắc nghiệt như đường đèo núi.

Thực tế, theo các chuyên gia, mất phanh trên đường đèo tuy địa hình phức tạp, nhưng lại có khả năng sống sót cao hơn, vì có thể đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Sau khi hết tất cả lựa chọn, tài xế vẫn còn phương án cuối cùng là đâm vào vách núi. Nhưng ở thành phố, xe cộ sát nhau, lại không có những ta-luy như trên đường núi, vậy tài xế phải làm gì?

Kinh nghiệm lái xe: xử lý oto mất phanh
Kinh nghiệm lái xe là sống còn trong trường hợp này

Những tài xế dày dạn kinh nghiệm lái xe và chuyên gia khuyên như sau:

1. Bình tĩnh

Lời khuyên về tâm lý dường như là những thứ xa xỉ, không có tác dụng xác thực nếu chưa rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng nếu tài xế giữ cái đầu tỉnh táo sẽ đưa ra cách giải quyết hợp lý, ngược lại mất bình tĩnh thì hậu quả khôn lường.

2. Nhả chân ga, thử chân phanh

Nhả hoàn toàn chân ga để xe giảm tốc dần, bên cạnh đó thử chân phanh. Mất phanh có nhiều nguyên nhân nhưng rất nhiều khả năng là từ hệ thống dầu mất áp suất hoặc bó cứng. Đạp nhiều lần phanh liên tục, may mắn có thể phục hồi.

3. Phanh động cơ

Tức là trả về số thấp, trường hợp mất phanh thì trả xe về số thấp để động cơ tự hãm là điểm bấu víu hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, không nên trả về số thấp nhất ngay lập tức vì sẽ phá hủy hệ truyền động, mất khả năng kiểm soát. Hãy trả tuần tự hoặc cách số, ví dụ từ 5 về 3 rồi tiếp tục về số thấp hơn.

Nếu chạy xe số tự động, chuyển từ D về chế độ chạy thể thao (chọn số tay), trả xuống số thấp.

4. Dùng phanh tay

Phanh tay chỉ có tác dụng cho bánh sau nên trong trường hợp này không kéo đột ngột, sẽ khiến xe khóa bánh. Kéo từ từ để cảm nhận độ bám, nếu thấy xe trượt, mất lái thì nhả phanh tay ngay.

Không tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất trợ lực, rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

Kinh nghiệm lái xe: xử lý oto mất phanh
Những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe giúp ích bạn rất nhiều

5. Báo hiệu cho xe khác

Chú ý quan sát luồng giao thông từ tất cả các phía.Trong thành phố, xe cộ đông đúc hơn trên đường đèo rất nhiều, nếu xử lý không cẩn thận có nguy cơ gây tai nạn liên hoàn. Dùng còi, đèn để báo hiệu nguy hiểm cho các xe khác. Mở cửa kính để tận dụng cản gió.

6. Chuyển làn liên tục

Đường thành phố nhiều làn hơn đường đèo núi, do đó hãy tìm cách đánh lái chuyển làn liên tục mỗi khi có cơ hội, chạy xe theo kiểu đánh võng zig-zag giúp kéo dài quãng đường, tăng lực cản, giảm quán tính giúp xe dừng tới mức an toàn.

7. Tìm vật đâm vào

Nếu tình huống quá gấp, phía trước không thể có đường cho xe chạy tiếp mà phải đâm vào xe khác, thì lúc này, đạo đức của tài xế phải đặt lên hàng đầu, tìm vật cản để đâm vào. Dải phân cách, con lươn giữa đường, lùm cây mềm, thấp là những nơi hợp lý để mắc gầm xe giảm tốc và không thiệt hại cho xe, người khác. Nếu không hãy cà xe vào bờ tường, lề đường, thậm chí hàng cây, vỉa hè.

Với những kinh nghiệm lái xe trên, chúng tôi hy vọng sẽ bạn sẽ an toàn trên mọi nẻo đường!!!

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

EmoticonEmoticon

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.