Hiển thị các bài đăng có nhãn thue-xe-oto. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thue-xe-oto. Hiển thị tất cả bài đăng

Hội thảo thuế xe oto: "Không còn là mặt hàng xa xỉ"

Hội thảo vấn đề “Thuế tiêu thụ đặc biệt và những vấn đề liên quan đến thuế đánh trên phụ tùng xe” 09/10 tại VIMS 2015.
Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam được coi là ngành trọng điểm và là ngành luôn luôn được ưu ái nhất trong các số ngành công nghiệp.

Nhưng hiện nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang có quy mô sản xuất còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực.

Có thể nói, có thực trạng này là do chính sách bảo hộ và sự thiếu đồng bộ của chủ trương và chính sách.

Khi Việt Nam coi ngành công nghiệp ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên nhưng lại lo ngại dẫn đến sự quá tải của hệ thống giao thông đường bộ.

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu với mức thuế suất cao lên sản phẩm ô tô chính là nhằm thực hiện mục tiêu hạn chế đó.
Hội thảo thuế xe hơi: "Không còn là mặt hàng xa xỉ"
Ngành công nghiệp ô tô đang có sự thiếu đồng bộ của chủ trương và chính sách
Hiện tại, mỗi người Việt Nam mua và sử dụng ô tô đều phải chịu mức thuế cao hơn nhiều nước trên thế giới, chiếm 59-60% giá trị xe.

Trong đó bao gồm 4 loại phí khác nhau là thuế nhập nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chưa kể đến 10 loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô không phải không có những tín hiệu vui khi đang vào lộ trình giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ô tô và linh kiện ô tô theo các cam kết và hiệp định thương mại quốc tế:

Cam kết WTO: Tất cả các loại xe ô tô phải cắt giảm mức thuế nhập khẩu từ 100% xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập (năm 2014). Riêng đối với loại xe chở người có dung tích xy-lanh từ 2.5 trở lên sẽ phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 90% xuống 52% sau 12 năm kể từ khi gia nhập (năm 2019).

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN: Các loại ô tô chở người 10 chỗ trở lên và xe tải đều đã được cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 5% từ năm 2006. Riêng loại xe chở người 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải cắt giảm xuống 0% vào năm 2018 (dự kiến 2015 thuế nhập khẩu giảm còn 35% và năm 2016 giảm xuống 20% và năm 2017 giảm còn 10%).

Hiệp định TPP: Dự kiến đến năm 2026 thuế nhập khẩu ô tô chở người từ những nước tham gia TPP sẽ cắt giảm về 0% (dự kiến sẽ cắt giảm dần và bắt đầu từ năm 2016).

Hiện Bộ Tài chính đã và đang thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết, theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN tới năm 2018 sẽ còn 0%; còn theo cam kết WTO, thuế suất nhập khẩu ô tô trên thế giới sẽ giảm còn 47% vào năm 2017.

Trước thực trạng ngành ô tô và lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô và linh kiện hiện nay, nhiều nhà đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không còn chú trọng vào phát triển sản xuất, mà chuyển sang giới thiệu và cung cấp các dòng xe nhập khẩu cho thị trường với nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cả và mẫu mã sản phẩm.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035 có nêu định hướng đối với xe đến 9 chỗ: “Tập trung định hướng tiêu dùng vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, phù hợp với mức thu nhập dân cư và khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông.
Hội thảo thuế xe hơi: "Không còn là mặt hàng xa xỉ"
PGS. TS Ngô Trí Long
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Ngô Trí Long nhận định: “Ôtô hiện nay đã là một phương tiện giao thông bình thường như các phương tiện khác chứ không còn là mặt hàng xa xỉ.

Vì thế, cần phải giảm thuế, nhất là đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để hạ giá bán xe.

Việc giảm thuế, giảm giá bán xe, kích cầu thị trường sẽ có tác động tích cực tới nhiều đối tượng, mà trước tiên là chính ngành công nghiệp ô tô.

Thị trường mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Người tiêu dùng được lợi vì mua được xe với giá phù hợp, có sự lựa chọn phong phú.”

Xe sang có thể sẽ phải chịu thuế lên đến 150%

Theo đề xuất mới của Bộ Công Thương thì mức thuế mới sẽ được đánh theo dung tích xi lanh và có thể các dòng xe sang dung tích trên 6l sẽ phải chịu mức thuế cao lên đến 150%.

Ngoài phương án chỉ tăng nhẹ thuế tiêu thụ đặc biệt (70-75%) với ô tô sang do Bộ Tài chính đề xuất, Văn phòng Chính phủ đang tổ chức lấy ý kiến với phương án 2, tăng thuế tới 90-150% theo kiến nghị của Bộ Công Thương.

Thuế ôtô tăng đột biến 1,5 lần

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bộ ngành khi đưa vào sửa đổi ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các Luật về thuế. Dự thảo Luật này sẽ được trình ra kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới.

Vì thế, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các thành viên Chính phủ cho ý kiến cuối cùng về việc lựa chọn 1 trong 2 phương án sửa đổi thuế ô tô.

Theo đó, đối với dòng xe ô tô sang, có dung tích từ 3.0 lít trở lên, đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 60% có hai phương án khác biệt rất lớn.


Ở phương án 1, mọi loại xe dung tích trên 3.0 lít sẽ được áp dụng một mức thuế thống nhất theo lộ trình nhất định. Từ 1/7/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng mức 75%, tăng 15% so với hiện hành. Từ ngày 1/1/2018, ô tô trên 3.0 lít chịu thuế 70%, giảm 5% so với khoảng thời gian 1,5 năm trước và tăng 10% so với hiện nay.

Đây là phương án do Bộ Tài chính đề xuất.

Ở phương án 2, các dòng xe này sẽ được chia nhỏ dung tích hơn nữa, với mỗi loại xe cách nhau 1.0 lít và áp dụng biểu thuế suất cao kỷ lục nhất từ trước tới nay.

Cụ thể, xe có dung tích từ 3.0 lít đến 4.0 lít, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng mức 90%, tăng 30% so với hiện hành.

Xe có dung tích từ 4.0 lít đến 5.0 lít sẽ chịu thuế suất là 110%, tăng 50% so với hiện hành.

Xe có dung tích từ 5.0 lít cho 6.0 lít chịu thuế suất là 130%, tăng 70% so với hiện hành.

Và với xe ô tô có dung tích từ 6.0 lít trở lên, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 150%, tăng 90% so với hiện nay, nghĩa là gấp 1,5 lần so với mức thuế hiện nay.

Thời gian áp dụng thống nhất là từ 1/7/2016, không thay đổi trong giai đoạn ngắn.



Phương án 2 chính là đề xuất của Bộ Công Thương.

Trong lịch sử thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô, mức thuế suất cao nhất được ghi nhận là 100% dành cho xe ô tô dưới 5 chỗ ngồi chở người, áp dụng từ năm 1999-2003 theo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ban hành ngày 20/5/1998.

Tăng mạnh thuế xe sang để kích cầu dòng xe nhỏ

Như VietNamNet từng phản ánh, Bộ Công Thương khi soạn thảo dự thảo quyết định của Thủ tướng về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô đã từng nghiên cứu hướng điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt cực cao cho xe sang và giảm thuế cực thấp cho xe nhỏ.

Các loại xe sang trên 6.0 lít từng được đề nghị tăng thuế tới 195%, gấp 2,25 lần so với hiện hành và cao hơn tới 45% so với phương án 2 đang đề xuất.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã bác bỏ các kiến nghị của Bộ Công Thương về vấn đề này với lý do Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa mới sửa đổi và được Quốc hội thông qua cuối năm 2014.

Cuộc họp của thường trực Chính phủ vào đầu năm cũng thống nhất tạm thời không điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô trong 3 năm, nghĩa là tới năm 2018.


Tuy nhiên, mới đây, ngày 18/7, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 229 truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng về chính sách phát triển công nghiệp ô tô đã nêu rõ chủ trương "điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ... ” và “áp dụng mức thuế cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe đến 9 chỗ ngồi có dung tích trên 3.0 lít”.

Dù vây, Bộ Tài chính - đơn vị chủ trì soạn thảo dự án Luật trên vẫn bảo lưu quan điểm không chia nhỏ dung tích xe trên 3.0 lít và chỉ tăng thuế ở mức vừa phải, từ 10-15% so với hiện hành.

Thậm chí, khi lấy ý kiến công khai về dự án luật này trong tháng cuối tháng 8 vừa qua, phương án như Bộ Công Thương đề xuất đã không được Bộ Tài chính nhắc đến.

Các chuyên gia của Bộ Công Thương cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc về chủ quyền quốc gia, không bị chi phối bởi các cam kết hội nhập.

Để kích thích ngành công nghiệp ô tô phát triển đúng hướng, Bộ này cho rằng phải bắt đầu bằng việc định hướng tiêu dùng xe qua chính sách tăng thuế cực cao vào xe sang và giảm thuế cực thấp cho xe nhỏ, là dòng xe được ưu tiên phát triển.

Qua đó, thị trường xe sẽ có sự phân hoá rõ rệt, nhu cầu tiêu dùng xe nhỏ sẽ tăng cao nhờ giá rẻ, sản lượng tiêu thụ xe tăng là động lực để các doanh nghiệp ô tô trong nước đầu tư, phát triển dòng xe ưu tiên này. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ô tô không chịu nội địa hoá cũng vì chính lý do dung lượng thị trường không đủ lớn.

Hiện các loại xe sang trên 3.0 lít chỉ chiếm chưa đến 3% trên thị trường xe cá nhân nhưng giá trị lại rất lớn. Xe dưới 1,5 lít đã tăng thị phần nhanh chóng từ 26,6% năm 2011 lên 36% năm 2014. Xe từ 1,5-20 lít chiếm thị phần lớn nhất trong phân khúc xe cá nhân, giảm từ 49,3% năm 2011 xuống còn hơn 38,9% năm 2014.

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính cũng như Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương bày tỏ sự trung thành với quan điểm: ủng hộ phương án 2, tăng đột biến thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sang trên 3.0 lít từ 0,5 lần đến 1,5 lần. Bộ này tin rằng, việc điều tiết thuế như vậy sẽ góp phần bù hụt thu ngân sách khi giảm thuế nhập khẩu xe sắp tới.

Với ô tô dưới 1.5 lít, hiện đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%, Văn phòng Chính phủ cũng đưa ra 2 phương án để yêu cầu các thành viên lựa chọn.

Phương án 1, loại ô tô này được chia nhỏ thành 2 loại theo dung tích. Với xe 1.0 lít trở xuống, thuế giảm còn 25% áp dụng từ 1/7/2016 và từ 1/1/2018 sẽ giảm tiếp để còn mức thuế suất là 20%. Loại xe 1.0-1.5 lít, thuế giảm còn 30% kể từ 1/7/2016 và từ 1/1/2018, giảm tiếp chỉ còn 25%.

Với phương án 2, tất cả các loại xe dưới 1.5 lít sẽ áp dụng chung một mức là 30%.