Hiển thị các bài đăng có nhãn xe-oto. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xe-oto. Hiển thị tất cả bài đăng

Tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô

Tuổi thọ trung bình của các bộ phận trên xe oto, khi các bộ phận đã hoạt động đủ thời gian thì cần phải kiểm tra để bảo trì, thay mới giúp xe vận hành trơn tru và an toàn nhất.
Trên mỗi xe, các chi tiết có tốc độ lão hóa, tần xuất thay thế không giống nhau. Những khuyến cáo dưới đây không phải đúng cho mọi trường hợp, nhưng sẽ là những gợi ý giúp bạn có định hướng tốt hơn trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.

Lọc dầu: 3 – 6 tháng

Định kỳ 3-6 tháng hoặc 5.000 - 8.000 km thay dầu bôi trơn một lần. Nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu. Đó là những câu trả bạn sẽ nhận được khi hỏi bất kỳ thợ sửa xe nào.


Cần gạt mưa: 2 năm

Nếu thường xuyên phơi mưa nắng, 2 năm là thời gian quá dài đối với sức chịu đựng của lớp cao su gắn trên gạt mưa. Rạn nứt, chai cứng hay chảy dẻo khiến lớp cao su trở nên vô dụng cho dù cần gạt vẫn ra sức quay.
Má phanh: 3 – 5 năm

Thường xuyên chở tải nặng, hoặc đi trong phố đông làm tăng tốc độ mòn má phanh. Ở những dòng xe cao cấp thường trang bị cảm biến báo mòn tự động, vấn đề đơn giản chỉ là thay má khi nhận được thông báo. Cơ cấu báo mòn cơ khí sử dụng ở những mẫu xe cấp thấp hơn.

Khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần số thay đổi theo tốc độ, thì đa phần các trường hợp là mòn má phanh. Không phải lúc nào mọi hệ thống cũng hoạt động trơn tru, cơ cấu báo mòn cũng vậy. Vì thế, sau 3-5 năm sử dụng hoặc 50.000-120.000 km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể các má đã mòn trơ và cào sát đĩa phanh.

Bên cạnh nguyên nhân mòn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, hãy nghĩ tới các gioăng cao su làm kín. Vấn đề hở gioăng có thể xuất hiện khi xe đi 160.000 km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào.

Ắc quy: 4 – 5 năm

Xe không chạy, ắc-quy vẫn trong tình trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng.


Lốp: 6 năm

Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 19.000 - 24.000 km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lớp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10.000 km/năm, lốp có thể bị lão hóa trước khi mòn quá mức. Tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 6 năm bởi khi đó lớp cao su lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp.

Đèn pha: 7 năm

Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không còn là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống thì lại khác. Cuộc sống của chúng kéo dài khoảng 7 năm. Xe thường xuyên đi đêm hoặc trên đường xóc làm cho thời điểm này đến nhanh hơn.
Bu-gi: 8 năm

Bu-gi platin hoặc iridi thường có tuổi thọ 160.000 km hoặc 8 năm. Tuy nhiên, chúng có thể phải được thay thế trước đó nếu phát hiện đầu nến đánh lửa có quá nhiều cáu bẩn, dính muội dầu hoặc phần sứ bị nứt.
Bơm nhiên liệu: 6 – 8 năm

Bơm nhiên liệu cũng là chi tiết thường bị thay oan. Sau khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Nhưng thực tế, vấn đề lại nằm ở bộ ổn định áp suất, tắc đường ống, hoặc hệ thống điện có vấn đề. Bơm thường gặp hỏng sau năm thứ 6 trở đi, nguyên nhân phổ biến là do thói quen thường xuyên để nhiên liệu trong bình ở mức thấp làm bơm không được bôi trơn đầy đủ.


Bơm nước rất ít hỏng, nếu có thường sau 6-8 năm, vấn đề phổ biến là mòn bạc làm kín. Nước làm mát không lưu thông, động cơ quá nhiệt.
Cảm biến động cơ: 8 – 10 năm

Tuổi thọ của các cảm biến động cơ trên 250.000 km, với cảm biến ôxy khoảng 160.000 km vì chúng thường két dinh nhiều bụi bẩn, muội than. Dây cảm biến đứt thường làm đèn Check Engine sáng.

Nhiều loại xe ôtô sẽ được giảm thuế

Nếu như dự thảo luật sửa đổi được thông qua thì sẽ có nhiều loại xe ô tô được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật về thuế. Trong đó, đáng chú ý là những điều chỉnh mạnh mẽ về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi.

Theo nội dung dự thảo, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi sẽ thay đổi sang cách tính dựa trên dung tích xi-lanh của động cơ. Nếu các nội dụng này được Quốc hội thông qua và ban hành, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này sẽ tăng thêm nhiều mức và phân hoá theo hai chiều tăng và giảm tuỳ vào dung tích xi-lanh của từng loại xe.


Cách tính và các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ôtô được xây dựng theo hướng ưu tiên xe có dung tích xi-lanh nhỏ, thân thiện với môi trường.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án áp dụng các mức thuế suất đối với xe chở người dưới 10 chỗ ngồi.

Theo phương án thứ nhất, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe có dung tích xi-lanh từ 1.0 lít trở xuống sẽ giảm còn 25% kể từ ngày 1/7/2016 và giảm tiếp xuống còn 20% kể từ ngày 1/1/2018.

Đối với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 1.0 lít đến 1.5 lít sẽ có mức thuế suất 30% kể từ ngày 1/7/2015 và giảm tiếp xuống còn 25% kể từ ngày 1/1/2018.

Phương án thứ hai được Bộ Tài chính đề xuất áp dụng theo 4 mức dung tích xi-lanh động cơ khác nhau.

Chi tiết hơn, các loại xe có dung tích xi-lanh từ 1.5 lít trở xuống sẽ giảm mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt còn 30%; xe có dung tích xi-lanh trên 1.5 lít đến 2.0 lít có mức thuế suất giảm về 40% từ ngày 1/7/2015 và giảm tiếp về 30% từ ngày 1/1/2018.

Tất cả các loại xe kể trên hiện đều đang chịu mức thuế suất thuế tiệu thụ đặc biệt 45%. Đây cũng chính là nhóm xe được hưởng các mức thuế suất giảm so với hiện hành.

Ở chiều ngược lại, xe có dung tích xi-lanh trên 2.0 lít đến 3.0 lít sẽ có mức thuế suất 60% kể từ ngày 1/7/2015 và giảm xuống 55% từ ngày 1/1/2018. Các loại xe này hiện đang chịu mức thuế suất 50%.

Đối với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 3.0 lít hiện đang chịu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 60%, theo nội dung dự thảo, mức thuế suất mới được áp dụng từ ngày 1/7/2015 sẽ là 75% và từ ngày 1/1/2018 hạ xuống còn 70%

Cũng theo bản dự thảo, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiều loại ôtô khác sẽ giảm xuống đáng kể.

Chẳng hạn, xe chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ sẽ giảm từ mức 30% hiện hành xuống còn 15% hoặc 20%; xe chở người từ 16 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi sẽ giảm từ mức 15% hiện hành xuống còn 0% hoặc 10%; các loại xe điện sẽ có mức thuế giảm thêm 10%, chẳng hạn loại xe nào hiện đang chịu mức thuế suất 25% sẽ giảm còn 10%, mức 15% sẽ giảm còn 5% hoặc mức 10% sẽ giảm về 0%...

Theo Bộ Tài chính, cách tính và các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ôtô được xây dựng theo hướng ưu tiên xe có dung tích xi-lanh nhỏ, thân thiện với môi trường theo chỉ đạo của Thủ tướng về chính sách, chiến lược công nghiệp ôtô tại cuộc họp thường trực Chính phủ hồi giữa tháng 7/2015.

Bên cạnh đó, các mức thuế suất mới cũng đã được tính toán dựa trên thực tế của ngành công nghiệp ôtô, thị trường ôtô và nhu cầu tiêu dùng, đồn thời cũng đã được tham khảo từ các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cách lái xe oto qua đường ngập nước

Những chỉ dẫn lái xe đi trên đường ngập nước để tránh gặp phải những sự đó đáng tiếc như chết máy, xe bị hỏng...
Đi số thấp, đều ga, khi bị chết máy tuyệt đối không khởi động lại... Đó là những điều bạn nên nhớ mỗi khi lái xe qua đường ngập nước.

Đi đều ga

Điều đầu tiên khi chiếc xe của bạn đối mặt với những con đường ngập nước là bạn phải xác định độ sâu của vùng bị ngập nước (không vượt quá tâm bánh xe). Nếu mức nước cao hơn tâm bánh xe, tốt nhất nên quay lại và đừng cố lao qua.


Nếu mức ngập thấp, xe có thể qua được, bạn nên tắt tất cả các phụ tải không cần thiết: điều hòa, hệ thống giải trí trên xe để giảm tải cho động cơ.

Khi qua vùng ngập nước, đi số thấp (số 1 hoăc 2) và đi đều ga, tránh tăng ga lấy đà.

Không khởi động lại

Không may xe bị chết máy giữa đường ngập, lái xe tuyệt đối không được khởi động lại. Nếu khởi động lại sẽ có thể làm cong tay biên, hoặc nặng hơn là gãy tay biên, vỡ lốc máy do hiện tượng “Thủy kích”.
Gọi xe cứu hộ

Nếu có thể bạn hãy đẩy xe của bạn đến vị trí không bị ngập và gọi xe cứu hộ. Việc gọi xe cứu hộ bạn cũng cần nắm được một vài thông tin cơ bản để tránh bị hỏng xe.

Chẳng hạn, đối với xe AWD và xe trang bị hộp số tự động, hệ thống tự động chống trượt, hệ thống tự động cài cầu, thì chỉ nên chuyên chở bằng xe bàn (4 bánh không quay).


Trường hợp đối với xe chỉ dẫn động cầu trước, xe cứu hộ nên kéo nâng bánh phía trước. Đối với xe chỉ dẫn động cầu sau thì nâng bánh phía sau.

Khi chờ cứu hộ, chủ xe nên chủ động tháo dây ắc quy để tắt toàn bộ hệ thống điện của xe, tránh các hư tổn khi bị ngập nước, đẩy xe đến vị trí khô ráo.
Mua bảo hiểm thủy kích

Khi đưa xe về sửa chữa, bạn cần nói rõ điểm ngập nước cao nhất cho nhân viên kỹ thuật của đại lý để họ có thể xác định đúng mức độ ảnh hưởng với xe và có các biện pháp kiểm tra và vệ sinh các hệ thống hợp lý.

Khi mua xe, người mua nên chủ động mua bảo hiểm Thủy kích/Ngập nước – để được hỗ trợ trong các trường hợp rủi ro này.
Theo Autodaily

Hướng dẫn cách tự thay lốp xe đơn giản

Việc hư hỏng lốp xe khi đang lái xe là điều không thể tránh khỏi và bạn có thể dễ dàng tự thay lốp xe Oto một cách đơn giản.

Bạn xử lý thế nào khi bị xịt lốp xe giữa nơi đồng không mông quạnh? Một chút kỹ năng cần thiết để có thể tự thay lốp là điều nên biết, vì sự an toàn và thuận tiện cho chính bản thân bạn.


Trong quá trình tham gia giao thông, có những tình huống bất ngờ xảy đến mà bạn sẽ mất nhiều thời gian và thậm chí gặ nguy hiểm, nếu không có một số kỹ năng cần thiết. Chẳng hạn, nếu bị xịt lốp giữa nơi hoang vắng, trong xe có lốp dự phòng, kỹ năng tự thay lốp là điều nên biết. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp các tài xế vượt qua khó khăn này một cách nhanh chóng và an toàn.

Bước 1: Chuẩn bị


Việc lên kế hoạch trước sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và công sức. Sẽ không phải là một ý tưởng tồi khi bạn luôn chuẩn bị sẵn đồ đạc trong xe. Hãy chuẩn bị một số đôi găng tay, một đèn pin chống thấm nước tốt, nước rửa tay khô và khăn giấy. Bên cạnh đó là vật chèn bánh xe, đồng hồ đo áp suất lốp, kích, cờ lê và hộp dụng cụ thuận tiện mang theo.

Quan trọng nhất, trong xe nên luôn có lốp dự phòng. Keo tự vá quá phiền phức và không phát huy nhiều tác dụng.

Bước 2: Chọn vị trí đỗ xe


Nếu xe bạn không có đèn cảnh báo áp suất lốp, thì việc cảm nhận được lốp xe bị xuống hơi là điều quan trọng. Những vấn đề về lốp xe nên được phát hiện càng sớm thì càng an toàn cho bạn.

Nếu bạn muốn thay lốp xe, bạn phải chọn vị trí rất cẩn thận. Bạn cần từ từ lái xe vào lề đường, tránh các đoạn đường chật hẹp và lái xe ra khỏi khu vực gần lối ra của đoạn đường nào đó. Điều này giúp bạn có đủ không gian và tránh được phương tiện khác.

Bước 3: Cảnh báo giao thông


Bật đèn cảnh báo nguy hiểm của xe. Sử dụng biển hình tam giác hoặc một vật dễ nhận biết nào đó để có thể đưa ra cảnh báo tầm xa cho các xe phía trước và phía sau. Điều này đặc biệt quan trọng vào ban đêm hoặc trong khi trời mưa.

Bước 4: Chặn bánh xe


Kiểm tra chắc chắn phanh xe, dùng gạch hoặc miếng gỗ nặng để chặn bánh xe sẽ giúp xe không bị lăn. Nếu bạn không có sẵn một vật chặn bánh xe, bạn có thể ứng biến tình huống bằng cách tìm một số vật phù hợp được tìm thấy ở lề đường như gạch, đá phù hợp.

Bước 5: Sử dụng sổ tay hướng dẫn


Sổ tay riêng chứa tất cả các hướng dẫn kèm hình ảnh cụ thể có thể giúp ích rất nhiều cho bạn. Sẽ không phải là một ý tưởng tồi nếu bạn in các hướng dẫn về thay lốp xe và luôn mang theo bên mình. Bạn có thể sử dụng nam châm hoặc chiếc kẹp để có thể đặt nó ở một nơi dễ nhìn trong khi thay lốp.

Bước 6: Tháo nắp chụp trục bánh xe


Sử dụng đầu nhọn của cờ lê để cạy nắp chụp trục bánh xe. Một số xe có nắp này để bảo vệ hoặc hay chỉ để trang trí.

Sau khi tháo được bộ phận này, bạn đặt nó lộn ngược trên mặt đất để biến chiếc nắp thành cái khay đựng các loại ốc.

Bước 7: Nới lỏng các ốc


Các ốc sẽ cần phải được nới lỏng theo ngược chiều kim đồng hồ trước khi nâng xe. Lúc này, bạn có thể cần một thiết bị trung gian. Bạn cũng nên chú ý dùng cờ lê có kích cỡ phù hợp.

Bạn có thể sử dụng thảm sàn trên xe nếu phải quỳ trên mặt đất để tránh làm bẩn quần áo. Những chiếc ốc được tháo ra nên được để gọn vào một chỗ cố định như nắp chụp trục bánh xe chẳng hạn.

Bước 8: Xác định vị trí đặt bộ kích


Đối với hầu hết các xe ô tô, vị trí của trục xương của xe là một vị trí hợp nhất của chiếc xe để đặt kích xe. Đây là một phần mép gồ lên dưới gầm xe. Nếu bạn muốn tháo lốp ở bên nào, bạn nên đặt bộ kích ở phần gờ dưới gầm xe gần đó. Khi nâng một chiếc xe ở vị trí sai có thể làm hỏng xe và gây nguy hiểm cho bạn nếu nó không vững chắc.

Bước 9: Nâng xe


Nâng xe từ từ bằng cách xoay tay cầm kích xe theo chiều kim đồng hồ. Bạn cần nâng xe lên một độ cao vừa đủ để bạn có thể nhấc lốp xe cần thay ra.


Tháo nốt các ốc đã nới lỏng còn lại và tháo lốp xe đã hỏng ra. Lúc này bạn chỉ cần kéo nhẹ, nhưng hãy cẩn thận vì nó có thể khá nặng.

Bước 11: Lắp lốp mới


Đặt lốp mới thay thế vào, chú ý cân chỉnh thẳng vành xe với bu-lông bánh xe. Dùng tay lắp các ốc vào và vặn chặt cho đến khi khít.

Bạn có thể phải sử dụng chân để giữ chắc bánh xe. Tuy nhiên, bạn tránh dùng nhiều lực vì có thể làm đổ bộ kích xe.

Bước 12: Hạ ô tô


Tự từ hạ thấp ô tô xuống xe bằng cách xoay kích ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 13: Siết chặt lại các ốc một lần nữa


Khi xe đã hạ xuống, bạn có thể vặn chặt lại các ốc theo chiều kim đồng hồ. Bạn chú ý vặn các ốc ở mức chặt như nhau.

Bước 14: Hoàn tất

Sau khi đã lắp lốp mới xong, bạn lắp nắp chụp trục bánh xe cuối cùng và có thể yên tâm tiếp tục hành trình của mình. Nhưng hãy nhớ cất gọn các phụ tùng, thiết bị trước khi lăn bánh tiếp nhé!

Theo Autopro